0941011771tuaf@gvcn.vn

logo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Hoạt động đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản ở thị trường Việt Nam 2023

16:37 28/07/2023

Bạn đang tìm hiểu các thông tin về đầu tư xuất khẩu nông lâm sản và muốn hiểu rõ về tiềm năng của chúng mang lại? Trong bài viết này, TUAF sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về các hoạt động đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản hiện nay nhé!

1.Những nhân tố tác động đến hoạt động đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản

dau tu xuat nhap khau nong lam san

Các yếu tố tác động đến hoạt động đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản được chia thành 3 nhóm như: Các yếu tố tác động đến cung, các yếu tố tác động đến cầu và các yếu tố hấp dẫn, cản trở.

Giá nông lâm sản thế giới tác động đến hoạt động đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản Việt Nam

1.1. Các yếu tố tác động đến cung nông lâm sản xuất nhập khẩu

Cung nông lâm sản là nguồn sản xuất, cung cấp nông lâm sản ra thị trường. Các yếu tố tác động đến cung nông lâm sản bao gồm:

  • Giá bán nông lâm sản trên thị trường quốc tế: Theo quy luật thị trường, khi giá bán trên thị trường quốc tế tăng thì lượng cung xuất nhập khẩu cũng tăng.
  • Các yếu tố đầu vào sản xuất nông nghiệp: Các yếu tố này được chia thành 3 loại chính bao gồm lao động, tài nguyên và tư bản.
  • Một số yếu tố có thể khách quan khác: Hoạt động sản xuất nông lâm sản còn chịu tác động của các yếu tố khách quan, điển hình là điều kiện tự nhiên, chất lượng của giống và khả năng phòng chống dịch bệnh của nền nông nghiệp quốc gia.

1.2 Các yếu tố tác động đến nhu cầu nông lâm sản

Cầu nông lâm sản là nhu cầu tiêu thụ nông lâm sản của người tiêu dùng. Các thành phần này bị tác động bởi một số yếu tố sau đây:

  • Giá bán nông lâm sản trên thị trường thế giới: Theo luật cầu, giá bán sản phẩm có tác động ngược chiều đến cầu.
  • Thu nhập của người tiêu dùng: nông lâm sản thuộc vào loại hàng hóa thông thường, khi thu nhập của người tiêu tăng thì cầu tăng với những mức tăng khá đa dạng tùy vào từng loại nông lâm sản.
  • Chất lượng và thương hiệu của nông lâm sản: Khi lựa chọn nông lâm sản, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến mức tồn dư hóa chất, chất lượng, khả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
  • Thị hiếu của người tiêu dùng: Người tiêu dùng của các nước phát triển cao thường ưu tiên sẽ lựa chọn các sản phẩm có thương hiệu.
  • Sản phẩm của đối thủ cạnh tranh: hoạt động đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản cũng chịu ảnh hưởng lớn từ hàng hóa các nước khác đang được tiêu thị tại nước xuất nhập khẩu.
  • Chất lượng nông lâm sản ảnh hưởng đáng kể đến khả năng xuất nhập khẩu

=>> Xem thêm: Tìm hiểu về ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản

1.3 Các yếu tố hấp dẫn, cản trở

Hoạt động xuất nhập khẩu còn chịu tác động của các yếu tố hấp dẫn, cản trở, bao gồm: yếu tố khoảng cách (khoảng cách địa lý, khoảng cách công nghệ), quản lý hoạt động xuất, nhập khẩu; chất lượng thể chế, chính sách khuyến khích, môi trường kinh doanh của nước xuất, nhập khẩu và một số yếu tố khác.

  • Khoảng cách địa lý: Trên thực tế, chi phí vận chuyển và bảo quản nông lâm sản xuất nhập khẩu thường lớn và tác động tiêu cực tới khả năng xuất nhập khẩu nông lâm sản
  • Khoảng cách về công nghệ: Khoảng cách công nghệ càng lớn thì chênh lệch về chất lượng và chi phí giao dịch càng cao, do vậy khả năng xuất nhập khẩu sẽ giảm và ngược lại.
  • Chính sách khuyến khích, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu: Các chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu như chính sách tỷ giá hối đoái, tín dụng xuất nhập khẩu, thương mại tự do, xúc tiến thương mại,… có tác động tích cực đến hoạt động đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản.
  • Mối quan hệ giữa nước xuất nhập khẩu và nước nhập khẩu trên nhiều khía cạnh như ngoại giao, văn hóa, lịch sử, chính trị, kinh tế,…: 2 quốc gia càng có mối quan hệ gần gũi thì các hoạt động thương mại giữa các nước càng thuận lợi.

=>> Xem thêm: Triển vọng ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản 2023

2. Vai trò của hoạt động đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản đối với nền kinh tế

dau tu xuat nhap khau nong lam san

2.1 Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước

Xuất nhập khẩu các loại hàng hóa nói chung và hàng nông lâm sản nói riêng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, thể hiện ở chỗ chiếm phần lớn trong GDP, thu nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Nông lâm sản là một trong những mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam. xuất nhập khẩu nông lâm sản càng lớn thì càng góp phần làm tăng GDP, thể hiện được năng lực cạnh tranh của đất nước về xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm sản tăng cao góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

2.2 Thu về nguồn ngoại tệ lớn, tạo nguồn vốn nhập khẩu công nghệ hiện đại

Hoạt động đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản có ý nghĩa thiết thực: nông lâm sản là mặt hàng xuất nhập khẩu chủ lực của Việt Nam, không những thu về được một nguồn ngoại tệ lớn tạo nguồn vốn cho hoạt động nhập khẩu công nghệ tiến tiến.

2.3 Tạo động lực cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, hiện đại hóa công nghệ, kỹ thuật sản xuất

Nhờ xuất nhập khẩu mà các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô sản xuất, từng bước tăng trưởng và phát triển. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu đầy đủ của thị trường trong và ngoài nước với những đơn hàng có giá trị lớn, góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.

Góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế

2.4 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng hiện đại, phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành. Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm nông lâm sản, của doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu nông lâm sản, của quốc gia xuất nhập khẩu nông lâm sản.

Xuất nhập khẩu nông lâm sản tăng làm đa dạng hóa sản phẩm xuất nhập khẩu, tăng mạnh sức cạnh tranh của sản phẩm, từ đó góp phần thay đổi cơ cấu hàng hóa có giá trị cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn với nhu cầu của thị trường thế giới.

=>> Xem thêm: Tất tần tật về ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản

3. Tình hình xuất nhập khẩu nông lâm sản Việt Nam hiện nay

dau tu xuat nhap khau nong lam san

Tiềm năm của đầu tư nhập khẩu nông lâm sản 2023

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 4 năm 2023 ước đạt 4,54 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông lâm 4 tháng đầu năm 2023 đạt 15,66 tỷ USD, giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, giá trị xuất nhập khẩu các mặt hàng nông lâm sản chính ước đạt 8,03 tỷ USD, tăng 8%; giá trị xuất nhập khẩu chăn nuôi ước đạt 149,1 triệu USD, tăng 39,9%; giá trị xuất nhập khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 4,23 tỷ USD, giảm 29,9%; giá trị xuất nhập khẩu đầu vào sản xuất ước đạt 613 triệu USD, giảm 26,9%;

Ước tổng giá trị xuất nhập khẩu nông, lâm sản 4 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam tới các thị trường khác thuộc khu vực châu Á đạt 7,58 tỷ USD, tăng 2,7%; châu Mỹ đạt 3,28 tỷ USD, giảm 39,6%; châu u đạt 1,93 tỷ USD, giảm 13%; châu Phi đạt 223 triệu USD, giảm 21,2%; châu Đại Dương đạt 216 triệu USD, giảm 31%.

Thị phần của các khu vực trong tổng giá trị xuất nhập khẩu nông, lâm sản ở Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023 lần lượt là: châu Á chiếm 48,4%, châu Mỹ: 20,9%, châu u: 12,4%, châu Phi: 1,4% và châu Đại Dương: 1,4%2.

=>> Xem thêm: Thực trạng ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản

4. Học kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản ở đâu theo hệ đào tạo từ xa?

dau tu xuat nhap khau nong lam san

Học ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản là một lựa chọn tuyệt vời để hiểu rõ về đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản theo tiềm năng của lĩnh vực xuất nhập khẩu trong tương lai. Ngành này cung cấp kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực này.

Hiện nay đối với hệ đào tạo từ xa ngành Kinh doanh Xuất nhập khẩu nông lâm sản tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên mang đến cho sinh viên những lợi ích đáng kể. Với cách tiếp cận linh hoạt, sinh viên có thể tiếp cận kiến thức chuyên môn mà không cần phải gắn bó với thời gian và địa điểm cụ thể.

Chương trình đào tạo ngành kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản theo hệ đào tạo từ xa của TUAF

Chương trình đào tạo từ xa này cung cấp môi trường học tập tương tác, sử dụng các công nghệ thông tin tiên tiến và nền tảng trực tuyến, giúp sinh viên tận dụng tối đa thời gian và nguồn lực cá nhân.

Đặc biệt, hệ đào tạo từ xa ngành Kinh doanh Xuất nhập khẩu nông lâm sản tại TUAF được thiết kế bởi đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tận tâm với việc giảng dạy. Sinh viên sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ trong quá trình học tập thông qua các công cụ trực tuyến, diễn đàn thảo luận và các hoạt động tương tác khác.

=>> Xem thêm: Tổng kết báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2022

Kết luận

Kết lại, hiểu được tiềm năng của đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản mang lại là rất quan trọng để đạt được thành công trong việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Nắm vững quy trình cũng như ngành kinh doanh xuất nhập khẩu TUAF nông lâm sản mang cũng sẽ là một bước đệm sẽ giúp bạn hiểu sâu về thị trường xuất nhập khẩu và tăng cơ hội tiếp cận thị trường xuất khẩu.

Nguồn: vneconomy.vn, dttc.sggp.org.vn, vioit.org.vn


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Đăng ký tư vấn

Loading...

Mạng xã hội

FanpageZalo hỗ trợTiktok

Liên hệ trực tiếp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

Địa chỉ: Tổ 10, Xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, Thái Nguyên

Đăng ký nhận bản tin

Trạm tuyển sinh

Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - trạm tuyển sinh AUM
  • Hà Nội: Số 116 Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 91 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hotline:0941011771Email:tuaf@gvcn.vn

Nhận diện

logo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Hợp tác tuyển sinh

Tìm đối tác

Mạng xã hội

FacebookTiktok

© 2023 Copyright by IT AUM