Học khối d làm nghề gì? Các cơ hội nghề nghiệp của khối d có thực sự tiềm năng
08:59 12/04/2023Trước khi đăng kí xét tuyển thi vào Đại học, nhiều bạn thường phân vân việc lựa chọn Khối học để thi và ngành nghề đầu ra của khối học. Tuy nhiên, khối D là khối chứa ngành nghề có thể làm việc đa dạng nhất và với mức thu nhập vô cùng tốt. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có thêm định hướng và góc nhìn tốt hơn, cởi mở hơn cho khối học mà bản thân đang theo học và nghề nghiệp phù hợp với định vị bản thân bạn đang theo đuổi trong tương lai. Cùng TUAF tìm hiểu xem học khối D làm nghề gì?
Mục lục bài viết
1. Các môn thi và ngành học khi lựa chọn khối D
Học khối D làm nghề gì? Khối D được bộ GD&ĐT quy định thi gồm 3 môn cơ bản là Toán – Ngữ văn – Ngoại ngữ và được chia nhỏ thành 99 tổ hợp khác nhau.
- Nhóm ngành Kinh tế: Thông tin quản lý, Kế toán, Kinh tế quốc tế, Quản trị nhân lực,…
- Nhóm ngành Công nghệ: Công nghệ mỏ, kỹ thuật địa chất, môi trường, kỹ thuật cơ điện tử, kỹ thuật cơ khí,…
- Nhóm ngành Sư Phạm: Trung học phổ thông, Tiểu học; Đặc thù theo môn học: mỹ thuật, toán…
- Nhóm ngành Luật: Luật hàng hải, doanh nghiệp trong nước, quốc tế, kinh tế quốc tế, kinh doanh,…
- Nhóm ngành Ngoại Ngữ: Ngôn ngữ Tiếng Anh, Ngôn ngữ Nhật Bản,…
- Nhóm Ngành Khác: Biên tập viên báo chí, truyền thông,…
=>> Xem thêm: Những ngành nghề có triển vọng trong tương lai
2. Học khối D làm nghề gì và những lưu ý
2.1. Ngành Ngoại ngữ
Phần sau của bài viết sẽ giúp bạn giải đáp “Học khối D làm nghề gì?” Ngoại ngữ luôn là ngành nghề ứng dụng thực tiễn nhất trong đời sống. Đặc biệt trong thời kì hiện nay, thì việc có ngoại ngữ luôn là yếu tố được nhà tuyển dụng chi trả một mức lương cao hơn thông thường. Chưa kể, nhiều môi trường, ngoại ngữ là điều bắt buộc trong quy trình xét tuyển.
Có rất nhiều công ty nước ngoài đặt trụ sở tại Việt nam trong giai đoạn đất nước đang hội nhập, nên đây sẽ là cơ hội cho những người có được kĩ năng này. Và nếu muốn trở thành nhân viên tại công ty tốt với mức lương hấp dẫn, bạn luôn phải có trình độ ngoại ngữ và kĩ năng mềm cần thiết.
Mức lương dao động của các ngành nghề này khoảng 15 – 20.000.000VNĐ
Cụ thể, sau khi tốt nghiệp, bạn có thể lựa chọn các ngành nghề tiềm năng sau:
- Phiên dịch viên
- Dịch thuật
- Hướng dẫn viên du lịch
- Giảng viên ngoại ngữ,…
2.2. Ngành Công nghệ thông tin
Học khối D làm nghề gì, liệu có làm Công nghệ thông tin được không? Hiện nay, cuộc cách mạng 4.0 là cuộc cách mạng đang hiện hữu tại đất nước ta và trên toàn thế giới. Công nghệ thông tin đã có những bước tiến vượt bậc nhanh chóng, các tập đoàn, công ty hiện nay cũng đã thực hiện được cuộc chuyển đổi số này được một thời gian khá dài. Trong thời kì sắp tới, cuộc cách mạng 5.0 dự đoán sẽ còn khiến cho sự dịch chuyển mạnh mẽ hơn về cơ hội nghề nghiệp.
Ngành công nghệ thông tin hiện nay đã trở thành một phần thiết yếu của đời sống, ảnh hưởng lên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, truyền thông,… Chính vì thế nguồn nhân lực ngành này đang thiếu hụt, là cơ hội rộng mở cho nhiều sinh viên với mức lương vô cùng hấp dẫn, có thể lên đến hàng ngàn USD.
Bạn có thể trở thành:
- Chuyên viên IT
- Chuyên gia phân tích dữ liệu (Data Entry)
- Chuyên gia phân tích cước tại các tập đoàn viễn thông
=>> Xem thêm: Những điều thú vị về ngành Công nghệ thực phẩm
2.3. Ngành Kinh tế
Nếu bạn là người có tố chất lãnh đạo, khả năng làm việc nhóm, sự linh hoạt, và tư duy quản trị dự án thì đây sẽ là nhóm ngành lý tưởng dành cho bạn, cụ thể các ngành nghề như: quản lý, trưởng phòng kinh doanh, trưởng nhóm kinh doanh,…
Đặc biệt với việc mong muốn phát triển doanh thu, và quy mô hệ thống nhanh chóng, đi kèm với đó sự phát triển song song về đội ngũ nhân lực, các công ty chắc chắn sẽ mong muốn tuyển dụng người có khả năng và tư duy quản trị, trình độ ngoại ngữ, và sự ứng biến linh hoạt. Do vậy, khối D sẽ là một tiền đề tốt cho loại Ngành nghề này.
Bạn có thể tham khảo các ngành nghề cụ thể sau đây:
- Chuyên viên Marketing
- Quản lí nhãn hàng
- Chuyên gia phân tích và quản trị dữ liệu khách hàng
- Chuyên gia kinh tế
2.4. Nhóm ngành Luật
Mọi lĩnh vực và hoạt động trong đời sống đều cần tuân thủ theo Pháp luật, các tổ chức hoặc cá nhân đều cần tuân theo luật pháp để đời sống có sự ổn định. Do vậy, cơ hội việc làm ngành Luật ngày càng rộng mở hơn, và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Sinh viên sau khi ra trường không chỉ có cơ hội làm việc tại các: Toà Án Nhân Dân, Viện kiểm sát,… mà còn có thể là các chuyên gia tư vấn pháp luật tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Nếu bạn là người có tính cách nghiêm khắc, ăn nói hoạt bát, ưa lẽ phải và tư duy tốt thì ngành luật rất tiềm năng với tài năng của bạn.
2.5. Nhóm ngành nhân văn
Nghề nghiệp thuộc nhóm ngành nhân văn sẽ khá đặc thù về vấn đề con người, xã hội. Đây là nhóm ngành rất rộng vì vậy sau khi tốt nghiệp ngành này, sinh viên có đa dạng lựa chọn về nghề nghiệp và công việc khác nhau, tuy nhiên sự cạnh tranh vô cùng lớn:
- Phóng viên
- Chuyên viên xuất nhập khẩu
- Nhân viên chăm sóc khách hàng
=>> Xem thêm: Tips cân bằng giữa công việc và học đại học online cho người đi làm
Hi vọng với bài viết trên, bạn sẽ yên tâm trong việc lựa chọn Khối D để thi và xét tuyển lên các Hệ Đại học. Và bạn cũng đã giải đáp được câu hỏi: Học khối D làm nghề gì? Chúc bạn có lựa chọn khối ngành học tốt nhất.