0941011771tuaf@gvcn.vn

logo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Liệu khoai tây mọc mầm có ăn được không?

16:22 04/07/2023

Khoai tây mọc mầm có ăn được không là câu hỏi thường xuyên được đề cập đến khi khoai để quá lâu hoặc không được bảo quản đúng cách. Ăn phải khoai tây mọc mầm có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm độc hoặc ngộ độc thực phẩm hay không? Vậy chúng ta có nên làm thế nào để xử lý khoai tây mọc mầm và bảo quản khoai tây không mọc mầm đến khi sử dụng?

1. Những tác hại khoai tây mọc mầm có ăn được không?

khoai tay moc mam co an duoc khong

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), lượng chất độc solanin chủ yếu chứa nhiều trong mầm khoai, còn trong ruột củ khoai chỉ có ít chất, chưa bằng 1% ở mầm. Tuy nhiên, Cục An toàn thực phẩm đã nhấn mạnh, chất solanin có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0,2-0,4g trên 1kg trọng lượng cơ thể. Do vậy tốt nhất không nên ăn những củ khoai tây mọc mầm này và cùng theo dõi những tác hại của nó mang lại như sau:

1.1 Gây ngộ độc thực phẩm

Nếu ăn với số lượng ít, các chất độc solanine và chaconine có trong khoai tây mọc mầm có thể gây ra các triệu chứng như: rối loạn hệ tiêu hóa, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,… Do đó hãy lưu ý lựa chọn cẩn thận các củ khoai khi mua, chọn củ vàng, rắn, chắc tay, vỏ trơn nhẵn nhé!

1.2 Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương của người

Tiêu thụ một lượng lớn khoai tây đã có da màu xanh, đã mọc mầm thì sẽ có nguy cơ gặp những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hệ thần kinh như: đau đầu, hạ thân nhiệt mê sảng, sốt theo cơn, thở chậm,… Các triệu chứng có thể kéo dài từ 1-3 ngày, tùy mức độ phản ứng của cơ thể.

1.3 Có thể gây chết người

Cục an toàn thực phẩm cũng đã nhấn mạnh rằng: Solanine có thể gây ra ngộ độc chết người với liều lượng 0.2- 0.4 gam trên 1kg trọng lượng cơ thể. Trong các trường hợp nặng hơn, các chất độc sẽ ảnh hưởng mạnh đến hệ thần kinh trung ương gây tê liệt, làm cho trung tâm hô hấp không làm việc được, đồng thời sẽ gây ngừng tim do cơ tim bị tổn thương.

Tờ New York Times đã từng đưa tin, đã có một người trưởng thành nặng 45kg đã bị ngộ độc nặng và dẫn đến tử vong sau khi ăn 450g khoai tây đã mọc mầm.

=>> Xem thêm: Những điều thú vị về ngành Công nghệ thực phẩm

2. Những lưu ý khi ăn khoai tây để đảm bảo cho sức khỏe

khoai tay moc mam co an duoc khong

Trong Đông y Việt Nam, khoai tây đã từ lâu đã được công nhận về tác dụng trị bệnh. Củ khoai tây vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí, kiệt tỳ, đau bụng, tiêu viêm, chữa khó tiêu, viêm loét dạ dày… Tuy nhiên, theo như lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng chia sẻ (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) để an toàn khi tiêu thụ khoai tây, các gia đình nên phải ghi nhớ 5 điều quan trọng:

  • Khoai tây có chỉ số đường huyết cao nên có thể gây ra sự gia tăng nhanh chóng lượng đường trong máu và đẩy mạnh sản xuất insulin. Chính vì thế thông thường những người bị bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây.
  • Ăn nhiều khoai tây có thể sinh ra các triệu chứng như kích ứng da, đau đầu, tiêu chảy, khó tiêu,… Bạn nên thận trọng xem mình có bị dị ứng với loại củ này hay không.
  • Bà bầu cần tránh ăn nhiều khoai tây, vì khoai tây dễ gây đầy bụng, khó tiêu, ảnh hưởng đến thể trạng bà mẹ và thai nhi trước và sau khi sinh.
  • Khoai tây không nên nấu chung khoai tây với cà chua, nhất là cà chua xanh sẽ gây khó tiêu, hại dạ dày.

=>> Xem thêm: Ngành công nghệ thực phẩm học trường nào và định hướng trường đào tạo phù hợp

3. Có cách nào để loại bỏ chất độc hại trong khoai tây mọc mầm không?

khoai tay moc mam co an duoc khong

Trên thực tế, hợp chất glycoalkaloid ở khoai tây tập trung nhiều nhất ở phần lá, hoa, mắt và mầm của khoai tây. Ngoài việc mọc mầm, khoai tây bị dập nát trước hoặc có màu xanh cũng cho thấy chúng chứa hàm lượng glycoalkaloid cao.

Việc cắt bỏ đi mầm, mắt, phần chuyển màu xanh hoặc các phần bị dập sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ bị nhiễm độc từ việc ăn khoai tây. Thêm vào đó, cách thức chế biến món ăn cũng giúp làm giảm bớt đi hàm lượng glycoalkaloid trong khoai tây.

Cụ thể, bạn có thể gọt sạch vỏ đi rồi cho vào chảo chiên để làm giảm lượng glycoalkaloid. Tuy nhiên, các phương thức luộc, nướng hoặc dùng lò vi sóng không đem đến được hiệu quả đáng kể.

Lưu ý, cần có nhiều những nghiên cứu sâu hơn để khẳng định kết quả nói trên. Do đó, một số chuyên gia khuyên để được an toàn, bạn tốt nhất vẫn nên vứt bỏ đi những khoai tây đã mọc mầm hoặc chuyển sang màu xanh.

=>> Xem thêm: Top việc làm ngành Công nghệ thực phẩm tại TPHCM tốt nhất

4. Cách bảo quản khoai tây để tránh bị mọc mầm

Cách bảo quản khoai tây để tránh bị lên mầm

  • Chỉ mua đủ dùng không dự trữ khoai tây quá lâu,.
  • Nếu muốn dự trữ khoai tây, cần được kiểm tra và loại bỏ các củ đã hỏng, đảm bảo những củ còn lại vẫn an toàn và khô ráo trước khi bảo quản tiếp theo ở nơi tối, khô ráo và thoáng mát.
  • Khoai tây khi mua về nếu không được đựng trong các túi lưới thì có thể cho nó vào một cái hộp có lỗ thông hơi, nên đặt một tờ báo giữa các lớp khoai tây với nhau, sau đó đậy hộp bằng một tờ báo.
  • Trong thời gian bảo quản, cần nên kiểm tra khoai tây định kỳ mỗi tuần để sớm phát hiện các dấu hiệu hư hỏng. Một củ khoai bị hỏng có thể làm lây nhiễm sang những củ khoai tây khác.

5. Học công nghệ thực phẩm nên học ở đâu theo hệ đào tạo từ xa?

khoai tay moc mam co an duoc khong

Trước những kiến thức cũng như những cách bảo quản thực phẩm nói chung khoai tây nói riêng từ những thông tin trên, chương trình đào tạo từ xa ngành Công nghệ thực phẩm của Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF) được thiết kế linh hoạt, cho phép học viên tiếp cận kiến thức chuyên môn một cách thuận tiện và linh hoạt theo thời gian và địa điểm của riêng mình. Với hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến và giao diện học trực tuyến, học viên có thể tiếp cận với các bài giảng, tài liệu học, bài tập và thảo luận trực tuyến một cách dễ dàng và thực tiễn.

Các chuyên gia ngành Công nghệ thực phẩm đã và đang làm việc, đang tìm kiếm cơ hội học tập và nâng cao trình độ chuyên môn, hãy đến với chương trình đào tạo từ xa ngành Công nghệ thực phẩm của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. TUAF cam kết mang đến cho bạn một môi trường học tập chất lượng, linh hoạt và phù hợp với nhu cầu của bạn.

Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên (TUAF) tự hào và giới thiệu chương trình đào tạo từ xa ngành công nghệ thực phẩm hệ đào tạo từ xa. TUAF đã và đang đáp ứng mục tiêu về nhu cầu học tập và nâng cao trình độ chuyên môn của các bạn học viên theo chuẩn các chuyên gia ngành kinh doanh xuất nhập khẩu nông lâm sản trên khắp cả nước với chất lượng giảng dạy đạt chuẩn quốc tế.

=>> Xem thêm: Học ngành Công nghệ thực phẩm có dễ xin việc không?

Kết luận

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã biết khoai tây mọc mầm có ăn được không? Khi lựa chọn sử dụng các sản phẩm này cần chú ý đến hình dáng cũng như các dấu hiệu cho thấy khoai tây đã mọc mầm các bạn đọc giả nhá. Hy vọng bài viết trên cung cấp những thông tin có ích cho bạn về an toàn sức khỏe cũng như ngành công nghệ thực phẩm của Đại Học Nông Lâm Thái nguyên cũng là sự lựa chọn tiếp tục con đường học vấn của mình trong tương lai.

Nguồn: suckhoedoisong.vn, suckhoegiadinh.com.vn, vmcvietnam.org


Có thể bạn quan tâm

Xem tất cả

Đăng ký tư vấn

Loading...

Mạng xã hội

FanpageZalo hỗ trợTiktok

Liên hệ trực tiếp

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

Địa chỉ: Tổ 10, Xã Quyết Thắng, TP Thái Nguyên, Thái Nguyên

Đăng ký nhận bản tin

Trạm tuyển sinh

Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - trạm tuyển sinh AUM
  • Hà Nội: Số 116 Trần Vĩ, Phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 91 Ký Con, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Hotline:0941011771Email:tuaf@gvcn.vn

Nhận diện

logo Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên

Hợp tác tuyển sinh

Tìm đối tác

Mạng xã hội

FacebookTiktok

© 2023 Copyright by IT AUM