Cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm tại Việt Nam
16:58 17/07/2023Lĩnh vực công nghệ thực phẩm đang cho mình chỗ đứng riêng với sự phát triển vô cùng mạnh mẽ. Đây cùng là ngành học đầy hứa hẹn trong tương lai, đang thu hút được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Cùng TUAF khám phá ngay Cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm tại Việt Nam trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
1. Tiềm năng lao động ngành Công nghệ thực phẩm
Trong quy mô kinh tế với hơn 96 triệu dân, bối cảnh thu nhập bình quân đầu người tăng, người tiêu dùng có xu hướng tìm những loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc hữu cơ. Họ sẵn sàng trả một khoản tiền cao hơn để bảo trợ cho sức khỏe của mình. Thị trường Việt Nam có sức tiêu thụ thực phẩm, đồ uống lớn, chiếm tỷ lệ cao nhất (35%) trong cơ cấu chi tiêu hàng tháng. Ngoài ra, đạt 15% GDP và vẫn đang có xu hướng tăng trong thời gian tới (theo Vietnam Report).
Ngoài ra, việc Hiệp định Thương mại tự do EU – Việt Nam (EVFTA) được thông qua hồi đầu 2/2020 đã mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm tiến vào thị trường nước ngoài. Chính phủ định hướng ngành Công nghệ chế biến thực phẩm nằm trong nhóm ngành công nghiệp chính ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2025, tầm nhìn 2035.
Những điều này chứng minh, công nghệ thực phẩm đang dần đi vào đời sống thường nhật và dần trở nên quan trọng hơn. Mở ra những cơ hội mới cho cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, triển vọng của ngành đang cực kỳ lớn, đặc biệt, việc làm ngành công nghệ thực phẩm tại Hà Nội cũng không kém phần hấp dẫn.
=>> Xem thêm: Ngành Công nghệ thực phẩm học trường nào?
2. Cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm tại Việt Nam

Trong khoảng năm 2015 – 2025, ngành Công nghệ thực phẩm xếp thứ 2 trong top những ngành cần lao động nhất Việt Nam. Bạn có cơ hội việc làm ngành công nghệ thực phẩm tại Việt Nam tại các công ty sản xuất thực phẩm, thiết bị thực phẩm hoặc các tập đoàn lớn trong lĩnh vực thực phẩm.
Thời gian thử việc của nhân viên ngành Công nghệ thực phẩm tại Việt Nam thường diễn ra trong vòng 2 tháng theo quy định của luật Lao Động. Để không đánh mất vị thế và đi xa hơn trong công việc, bạn nên nâng cao chất lượng và kiến thức chuyên ngành của bản thân. Bởi nếu không ngừng nâng cao năng lực làm việc, bạn sẽ dễ bị đào thải giữa các ứng viên khác.
Có thể kể đến một số vị trí việc làm ngành công nghệ thực phẩm tại Việt Nam như:
2.1. Kỹ sư chế biến thực phẩm
Kỹ sư chế biến thực phẩm là một trong những vị trí quan trọng trong ngành công nghệ thực phẩm. Công việc chính của họ bao gồm nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới trong quá trình chế biến thực phẩm, kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm. Họ có thể làm việc tại các nhà máy chế biến thực phẩm, công ty sản xuất thực phẩm đóng gói hoặc các viện nghiên cứu.
2.2. Chuyên gia kiểm định chất lượng thực phẩm
Chuyên gia kiểm định chất lượng thực phẩm là người đảm nhận nhiệm vụ kiểm tra và đánh giá chất lượng các sản phẩm thực phẩm trước khi ra thị trường. Công việc của họ bao gồm việc thực hiện các thử nghiệm và phân tích để đảm bảo rằng thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh. Các chuyên gia này thường làm việc tại các trung tâm kiểm tra chất lượng, viện nghiên cứu hoặc công ty sản xuất thực phẩm.
2.3. Chuyên gia phát triển sản phẩm thực phẩm
Chuyên gia phát triển sản phẩm thực phẩm chịu trách nhiệm thiết kế và thử nghiệm các sản phẩm thực phẩm mới. Công việc này đòi hỏi sự sáng tạo cao trong việc phát triển công thức sản phẩm, tìm kiếm nguyên liệu mới và cải tiến quy trình sản xuất. Họ có thể làm việc tại các công ty thực phẩm lớn hoặc các startup thực phẩm sáng tạo.
2.4. Quản lý an toàn thực phẩm
Quản lý an toàn thực phẩm là vị trí giám sát và đảm bảo rằng toàn bộ quy trình sản xuất thực phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm cuối cùng đều tuân thủ các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm. Họ có thể làm việc tại các công ty sản xuất thực phẩm, nhà máy chế biến hoặc cơ quan nhà nước liên quan đến quản lý an toàn thực phẩm.
2.5. Kỹ thuật viên phân tích thực phẩm
Các kỹ thuật viên phân tích thực phẩm làm việc trong các phòng thí nghiệm và thực hiện các phân tích hóa học, vi sinh vật, và vật lý của thực phẩm để xác định các đặc tính như giá trị dinh dưỡng, mức độ an toàn và độ tươi của thực phẩm. Đây là một lĩnh vực yêu cầu kiến thức chuyên sâu về khoa học thực phẩm và khả năng sử dụng các thiết bị phân tích.
=>> Xem thêm: Tìm hiểu mã ngành Công nghệ thực phẩm và tương lai nghề nghiệp
3. Ngành Công nghệ thực phẩm lương bao nhiêu?

Ngành Công nghệ thực phẩm cũng như những ngành khác, có mức lương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, vị trí, quy mô công ty, vùng miền,… Mức lương trung bình các việc làm ngành công nghệ thực phẩm tại Hà Nội được áp dụng tùy đối tượng lao động:
- Sinh viên mới ra trường
Các bạn sinh viên lúc này còn thiếu kinh nghiệm nên sẽ bắt đầu ở những vị trí công nghiệp cơ bản. Do đó, mức lương được hưởng chỉ ở mức khởi điểm của ngành công nghệ thực phẩm, vào khoảng 5 – 6 triệu/ tháng. Ngoài ra, các bạn còn có thể được hỗ trợ thêm các khoản trợ cấp, phụ cấp khác theo đúng thỏa thuận và chính sách của công ty nơi bạn làm việc.
- Người đi làm có kinh nghiệm
Khi đã vững vàng hơn, có kiến thức chuyên môn cao hơn, kinh nghiệm làm việc nhiều hơn thì cơ hội phát triển trong nghề sẽ rất cao. Các chuyên viên hay kỹ sư thực phẩm, quản lý, giám sát bộ phần sẽ có mức lương hấp dẫn hơn, có thể đạt được 14 – 20 triệu/ tháng. Còn nếu làm việc tại các tập đoàn nước ngoài, mức lương có thể là 2000 – 3000 USD/ tháng, tùy vào vị trí công việc.
=>> Xem thêm: Thông tin chi tiết Mức lương ngành Công Nghệ Thực phẩm
Kết luận
Trên đây là bài viết với chủ đề việc làm ngành công nghệ thực phẩm tại Việt Nam. Hy vọng TUAF đã mang đến cho bạn những thông tin thực sự bổ ích. Rất mong có thể gặp lại bạn trong những bài viết khác của TUAF
>> Xem thêm: Có nên học ngành Công Nghệ Thực Phẩm không?
>> Xem thêm: Đại học từ xa Ngành Công Nghệ Thực Phẩm