Thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 lĩnh vực nông lâm sản
08:59 16/05/2023Nông lâm sản Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về giá cả, chất lượng và đa dạng sản phẩm. Trong thời gian gần đây, ngành nông lâm sản của Việt Nam đang ngày càng được đẩy mạnh phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Với nhu cầu xuất nhập khẩu cao đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp cho những người theo đuổi ngành kinh doanh xuất nhập khẩu này. Nếu bạn quan tâm, hãy theo dõi bài viết thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 lĩnh vực nông lâm sản dưới đây để hiểu rõ hơn về tình hình và xu hướng phát triển của ngành nhé.
Mục lục bài viết
1. Tổng quan chung tình hình ngành xuất nhập khẩu Việt Nam 2022
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, sau hơn 2 năm đầy khó khăn bởi Covid-19, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 đạt con số kỷ lục 732,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm trước. Tuy những tháng đầu năm 2022, dịch bệnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh tế, đặc biệt xuất nhập khẩu, nhưng nửa cuối năm đã chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ.
Hoạt động kinh tế trong nước tăng 6,5%, đạt 95,09 tỷ USD, tương đương 25,6% doanh thu xuất khẩu; đầu tư nước ngoài tăng 12,1%, đạt 276,76 tỷ USD, tương đương 74,4%. Có 36 mặt hàng chiếm 94%, có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 360,65 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm trước. Khu vực kinh tế địa phương tăng 10%, khoảng 125,79 tỷ USD, trong khi 234,86 tỷ USD của khu vực đầu tư nước ngoài, tăng 7,5%. Có 46 mặt hàng nhập khẩu trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm 93,3% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Từ 2016 đến nay, cán cân thương mại xuất nhập khẩu liên tục thặng dư, năm sau xuất siêu nhiều hơn năm trước. Giá trị xuất siêu nước ta từ 2016 – 2020 lần lượt là 1.6 tỷ, 1.9 tỷ, 6.46 tỷ, 10.57 tỷ, 19.94 tỷ (USD). Năm 2021 chỉ còn 3,32 tỷ USD do tác động lớn của dịch Covid-19.
=>> Xem thêm: Tất tần tật về ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu
2. Tổng quan ngành xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 lĩnh vực nông lâm sản
2.1. Xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam 2022
Là một trong những ngành xuất khẩu chính của Việt Nam, nông sản làm tăng đáng kể doanh thu xuất khẩu chung của quốc gia. Nông sản Việt Nam hiện đã có mặt ở hàng trăm thị trường trên toàn cầu.
Châu Á từ lâu đã là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 42,4% thị trường. Châu Mỹ (29,3%), Châu Âu (11,9%), Châu Đại Dương (1,7%) và Châu Phi (1,6%) là những khu vực lớn nhất tiếp theo. Hoa Kỳ liên tục đứng đầu danh sách thị trường xuất khẩu lớn nhất với trị giá xuất khẩu gần 8,7 tỷ USD (chiếm 26,8%); Trung Quốc đứng thứ hai với giá trị xuất khẩu hơn 5,7 tỷ USD (chiếm 17,8%); và Nhật Bản thứ ba với trị giá xuất khẩu hơn 2,3 tỷ USD (chiếm 7,2%).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận định xuất khẩu nông sản Việt Nam lập nhiều kỷ lục trong năm 2022 với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Năm 2022, giá trị xuất khẩu hàng nông sản 22,59 tỷ USD, tăng 4,8% so với năm 2021. Cà phê, cao su, gạo, rau quả và hạt điều là 5 nhóm hàng đạt tổng kim ngạch hơn 2 tỷ USD.
Ngoài ra, một số mặt hàng nông sản như khoai lang, yến sào, bưởi, nhãn… đã được cấp phép xuất khẩu trong nửa cuối năm nay tại các quốc gia phát triển với tiêu chuẩn cao, chẳng hạn như Trung Quốc, New Zealand, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Điều này tạo nền tảng cho ngành nông nghiệp phát triển bền vững trong tương lai, đặc biệt là trong việc xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp ra thị trường quốc tế.
2.2. Xuất nhập khẩu lâm sản Việt Nam 2022
Chế biến gỗ và sản xuất lâm sản xuất khẩu đã trở thành ngành có giá trị xuất khẩu lớn và là một trong số ít ngành có thặng dư thương mại hơn 10 tỷ USD. Ngành này đã hỗ trợ đáng kể cho tăng trưởng kinh tế chung của đất nước, xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng của ngành nông nghiệp nói riêng.
Giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2022 đạt 16,928 tỷ USD, vượt 3,8% so với kế hoạch và so với năm 2021 thì tăng 6,1%. Trong đó ước tính xuất khẩu lâm sản ngoài gỗ đạt 1,1 tỷ USD, giảm 1,3% còn gỗ và sản phẩm gỗ đạt 15,85 tỷ USD, tăng 7%. Giá trị nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là 2,82 tỷ USD, tăng 4,1% so với năm 2021.
Như vậy, tổng giá trị ngành sản xuất gỗ và lâm sản ước tính đạt 14,1 tỷ USD vào năm 2022, tăng 6,5% so với năm 2021. Các thị trường chính cho xuất khẩu lâm sản bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, châu u và Hàn Quốc. Tổng giá trị xuất khẩu tại các thị trường này đạt 15,48 tỷ USD, chiếm hơn 90% tổng giá trị xuất khẩu lâm sản.
=>> Xem thêm: Triển vọng ngành quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu lâm sản
3. Triển vọng ngành xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 lĩnh vực nông lâm sản
Theo nghiên cứu về số liệu xuất nhập khẩu Việt Nam 2022, lĩnh vực xuất khẩu nông lâm sản được dự đoán sẽ tăng trưởng trong những năm tới. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, nhờ vào tiềm năng và lợi thế vượt trội của ngành nông nghiệp, Việt Nam đã thu hút được một lượng đầu tư nước ngoài đáng kể cho lĩnh vực này.
Nhiều tập đoàn nổi tiếng trong ngành nông nghiệp trên toàn cầu đã đầu tư mạnh vào Việt Nam như Nestle, De Heus, CJ, CP, New Hope… và góp phần đưa ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển. Đồng thời, công tác thu hút vốn ODA cũng được đẩy mạnh để hỗ trợ cho ngành nông nghiệp Việt Nam.
Việc ký kết các thỏa thuận thương mại tự do mới cùng với sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang diễn ra sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho ngành xuất khẩu nông sản của Việt Nam trong tương lai. Dự kiến, ngành này sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động trong lĩnh vực này.
=>> Xem thêm: Thực trạng xuất nhập khẩu lâm sản Việt Nam
4. Cơ hội việc làm ngành xuất nhập khẩu nông lâm sản
Xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 lĩnh vực nông lâm sản tăng trưởng mạnh mẽ đã mở ra nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp cho những cử nhân tốt nghiệp ngành này. Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Kinh Doanh Xuất
Nhập Khẩu Nông Lâm Sản, sinh viên có thể tìm kiếm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty chuyên về lĩnh vực thương mại nông sản và lâm sản, các tổ chức liên quan đến nông lâm sản, các viện nghiên cứu khoa học về nông nghiệp hoặc các cơ quan chức năng chuyên phụ trách giám sát hoạt động xuất khẩu nông lâm sản như Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…
Các vị trí mà nguồn nhân lực có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp bao gồm nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, nhân viên chứng từ – dịch vụ khách hàng, nhân viên hiện trường, công tác nghiên cứu ở trường học, cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu…
Nếu muốn theo đuổi ngành xuất nhập khẩu nông lâm sản thì hiện nay ở Việt Nam có nhiều trường đào tạo ngành này chất lượng rất tốt để bạn có thể lựa chọn. Nếu có nguyện vọng theo học đào tạo từ xa, bạn có thể tham khảo chương trình Cử nhân trực tuyến Kinh Doanh XNK Nông Lâm Sản tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ngôi trường này là trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn với chất lượng đào tạo tốt tại khu vực miền núi phía Bắc.
Kết luận
Trên đây là một số thông tin hữu ích về thực trạng xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 lĩnh vực nông lâm sản cũng như cơ hội nghề nghiệp đối với ngành này. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm sự cân nhắc để định hướng được con đường nghề nghiệp phù hợp với bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác thì đừng chần chờ gì mà hãy liên hệ ngay với để được tư vấn nhanh chóng.
Nguồn tham khảo : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục thống kê